Cách phân biệt mật ong rừng với mật ong nuôi

0
1944
Hiện nay trên thị trường xuất hiện rất nhiều mật ong mang nhãn mác mật ong rừng nhưng thực chất là nuôi, kém chất lượng. Vì thế, khi có nhu cầu sử dụng mật ong rừng, các bạn cần phải biết phân biệt mật ong rừng để tránh mua phải sản phẩm kém chất lượng. Bài viết mà tôi soạn thảo dưới đây sẽ giúp bạn có được điều đó.
Hầu hết khách hàng khi có nhu cầu mua mật ong rừng nguyên chất đều đặt ra câu hỏi là “Làm sao phân biệt được mật ong rừng và mật ong nuôi?”. Để có đáp án cho câu trả lời này, nhiều người đã lên mạng gõ đầu “tiến sĩ Google” để hỏi, và tất nhiên “tiến sĩ Google” sẽ đưa ra cho các bạn rất nhiều đáp án của nhiều tác giả, của nhiều website kinh doanh mật ong. Tuy nhiên, tôi khẳng định chắc chắn với quý anh chị rằng những phương pháp trên mạng internet không thể nào phân biệt được mật ong rừng và mật ong nuôi. Những phương pháp đó chỉ có thể phân biệt được mật ong thật với mật ong giả mà thôi. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu vì sao các phương pháp này không thể phân biệt được mật ong rừng và mật ong nuôi nhé!
NHỮNG PHƯƠNG PHÁP KHÔNG THỂ PHÂN BIỆT ĐƯỢC MẬT ONG RỪNG VÀ MẬT ONG NUÔI MÀ NHIỀU NGƯỜI ÁP DỤNG 

Phương pháp 1: Thử với hành lá

Nhiều người cho rằng lá hành sẽ bị héo khi ngâm vào mật ong rừng, còn mật ong nuôi sẽ không làm héo lá hành.

Kết luận: Không thể phân biệt được mật ong rừng và mật ong nuôi bằng phương pháp thử với lá hành. Bởi vì, hành lá rất mềm mà mật ong nguyên chất thì có tính nóng nên khi nhúng vào mật ong rừng hay mật ong nuôi sẽ đều bị héo. Phương pháp này chỉ có thể phân biệt mật ong thật và mật ong giả mà thôi.

Phương pháp 2: Thử nghiệm với giấy

Có rất nhiều người cho rằng mật ong rừng không loang trên giấy.

Kết luận: Không thể phân biệt mật ong rừng với mật ong nuôi bằng phương pháp thử giấy. Bởi vì, trong mật ong nuôi lẫn mật ong rừng đều chứa nước (thông thường chứa 17,2% nước – Theo WikipediA), lượng nước trong mật cao hay thấp tùy thuộc vào thời điểm khai thác (trời nắng ráo, hoặc mưa) mà ta được mật đặc hay mật loãng khác nhau. Mật càng loãng càng nhanh loang, mật càng đặc sẽ loang chậm. Tóm lại, dù mật nguyên chất đến mấy cũng đều loang trên giấy, chỉ là loang nhanh hay chậm mà thôi.

Phương pháp 3: Thử với nước

Nhiều người bảo rằng, khi nhỏ giọt mật ong rừng nguyên chất vào cốc nước lọc, mật ong nguyên chất sẽ không tan và chìm nhanh xuống cốc như vật thể rắn, còn mật ong nuôi sẽ tan nhanh trong nước.

Kết luận: Không thể phân biệt mật ong rừng và mật ong nuôi bằng phương pháp thử nước. Bởi vì, tùy thuộc vào mật ong đặc hay loãng mà khi thả vào nước chúng tạo thành giọt có hình dáng khác nhau. (mật đặc hay loãng phụ thuộc vào thời điểm khai thác, nhưng dù đặc hay loãng thì chất lượng mật không thay đổi).

Phương pháp 4: Mật ong rừng bảo quản ngăn mát tủ lạnh có đóng đường không?

Nhiều người cho rằng chỉ có mật ong nuôi mới đóng đường, còn mật ong rừng không đóng đường, vì thế nhiều người đã vứt cả chai mật ong khi thấy bị đóng đường (phí của quá!). Việc khẳng định mật ong rừng không đóng đường là vừa đúng vừa sai. Tôi xin giải thích như sau:

Hầu hết mậtong rừng đều bị đóng đường (kết tinh) khi để lâu, đặc biệt là kết tinh rất nhanh khi bảo quản trong môi trường lạnh (chẳng hạn để NGĂN MÁT tủ lạnh, hoặc thời tiết mùa Đông của miền Bắc). Tuy nhiên, vẫn có trường hợp mật ong rừng không bị đóng đường (kết tinh), trường hợp này xảy ra khi mật ong rừng được khai thác vào cuối mùa (cuối tháng 6), mật ở thời điểm này rất đặc, có màu đen, có vị thơm hắc.
Tương tự, hầu hết mật ong nuôi cũng đều bị đóng đường (những loại mật ong nuôi không đóng đường bao gồm: mật ong nuôi hoa tràm, mật ong nuôi hoa nhãn, mật ong nuôi hoa vải và mật ong đã qua xử lý công nghiệp).
Kết luận: Không thể phân biệt được mật ong nuôi và mật ong rừng bằng phương pháp này.
Phương pháp 5: Phân biệt bằng màu sắc
Nhiều người cho rằng mật ong rừng là phải có màu vàng nhạt, nếu có màu sắc khác là mật ong giả. Tôi xin giải đáp như sau:

Mật ong rừng có nhiều màu sắc, màu sắc của mật phụ thuộc vào thời gian khai thác mật (tháng 3 vàng nhạt, tháng 4-5 vàng sậm, tháng 6 đen), phụ thuộc vào phấn hoa gì, phụ thuộc vào loại ong. Tương tự, mật ong nuôi cũng thế.

Kết luận: Không thể phân biệt được mật ong rừng và mật ong nuôi bằng màu sắc. 

Kiến không ăn mật ong rừng ?

Lại có ý kiến cho rằng kiến không bao giờ ăn mật ong rừng. Quan điểm này hoàn toàn sai lầm, kiến thích đồ ngọt, mà mật ong rừng hay nuôi đều ngọt cả (tất nhiên vị ngọt khác nhau hoàn toàn), chả có lý do gì mà chúng không ăn mật. Trừ khi ta pha thật nhiều hóa chất vào mật, ắt là kiến sẽ sợ hãi mà không dám đụng vào.

Kết luận: Không thể phân biệt bằng phương pháp này.

Trên đây là một số phương pháp được nhiều người áp dụng để phân biệt mật ong rừng và mật ong nuôi. Tuy nhiên, các phương pháp này đều không thể phân biệt được đâu là mật ong rừng, đâu là mật ong nuôi. 

Vậy làm thế nào để phân biệt được mật ong rừng ?

Vừa dễ, vừa khó để các anh chị có thể nhận biết được, việc này đòi hỏi kĩ năng & kinh nghiệm thực tế thì mới có thể phân biệt được.

DỄ:  Đối với người có kinh nghiệm về mật ong thì phân biệt bằng mùi vị, khẩu vị để nhận biết mật ong rừng. Bởi mật ong rừng rất thơm, và có vị ngọt khác hoàn toàn so với mật nuôi. Có thể nói, đây là cách duy nhất để nhận biết mật ong rừng so với mật ong nuôi.

KHÓ: Ngoài khứu giác & vị giác: Không có bất cứ 1 loại máy móc tối tân nào có thể phân biệt nổi, và cũng không có bất cứ 1 biện pháp thí nghiệm, thử nghiệm nào có thể phân biệt được mật ong rừng & mật ong nuôi.

Với kinh nghiệm thực tế của bản thân, tôi xin chia sẻ tới quý anh chị cách phân biệt mật ong rừng và mật ong nuôi. Để phân biệt mật ong rừng với mật ong nuôi, quý anh chị hãy chú ý tới các đặc điểm sau.

Mật ong rừng tạo khí Gas và bọt dữ dội (đặc biệt khi thời tiết nóng). Vặn kín nút chai mật, để vài ngày. Nếu là mật ong rừng thì phấn hoa trong mật sẽ lên men, tạo gas. Khi mở nút chai mật theo bọt trào ra khỏi miệng chai, như khui lon nước ngọt có gas. Tuy nhiên, mật ong rừng cuối mùa, (Tầm cuối tháng 5 đến tháng 6 Dương Lịch) thường là khi ong đã ăn gần hết mật trong tổ, chỉ còn sót lại 1 ít, mật có màu đen sậm, mùi hắc thì tạo gas rất ít.

 Mật ong rừng thường rất mềm không có sạn. Nếm vào mùi thơm nồng rất khác biệt, rất khé cổ khi nếm thử, không có vị gắt như đường.

 Thông thường sẽ có 1 lớp váng phấn hóa bám lên miệng chai/bình (thông thường chứ không phải 100%).

Tóm lại: Mật ong thì cũng chỉ là thực phẩm mà thôi, mà thực phẩm thì chỉ có khứu giác và vị giác mới phân biệt rõ nhất. Vì thế, để phân biệt mật ong rừng và mật ong nuôi, quý anh chị hãy ngửi và nếm thử, chắc chắn quý anh chị sẽ phân biệt được mật ong rừng và mật ong nuôi. Quý anh chị có thể rót mật ong ra chén rồi ngửi và nếm trực tiếp, hoặc có thể rót mật vào ly nước ấm, khuấy đều cho hơi bốc lên rồi ngửi. Tôi đảm bảo chắc chắn quý anh chị sẽ phân biệt được mật ong rừng và mật ong nuôi, bởi mật ong rừng cực kỳ thơm. 

Với phương châm xây dựng thương hiệu mật ong rừng nguyên chất vượt trội trên thị trường, Mật Ong Rừng Hương Sơn.Com cam kết mang đến cho quý khách hàng những sản phẩm chất lượng, uy tín.

Xin lưu ý:

  • Để đảm bảo chất lượng, tôi không phân phối hàng cho bất kỳ đại lý, cá nhân nào.
  • Quý anh chị liên hệ với tôi qua số điện thoại duy nhất là 0907 807 643 – 097 9763 555(Trung Úy).

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Mật Ong Rừng Hương Sơn.Com

Đ/C: Sơn Kim – Hương Sơn – Hà Tĩnh

ĐT: 0907 807 643 – 097 9763 555(Trung Úy)

Email: matongrunghuongson@gmail.com

Website: wwwhuongsongreen.com

Trung Úy

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here