Những điều cần biết về mật ong rừng

0
1415

Mật ong rừng rất tốt cho việc chăm sóc sức khỏe và làm đẹp, để có thể nhận biết và sử dụng tốt mật ong rừng, các bạn nên lưu ý các thông tin sau.

Mật ong rừng đặc hay loãng?

Mật ong rừng đặc hay loãng phụ thuộc vào các yếu tố sau:

 – LOÃNG: Mật Ong Rừng thường loãng, không quá đặc sánh, nhất là khi khai thác mật ong rừng vào thời tiết sau những đợt mưa dài, mật khá loãng. Và mật đầu mùa (tháng 3, 4) bao giờ cũng loãng hơn mật giữa và cuối mùa (tháng 5, 6)

– ĐẶC: Nếu khai thác mật rừng vào tháng 6, hoặc những tổ ong già, ong đã sinh sản xong, sắp chia đàn, mật còn rất ít, thì mật khá đặc, màu đen sậm!

Mật ong rừng có màu gì?

Mật ong rừng thường có màu đặc trưng là vàng nhạt. Tuy nhiên, không phải lúc nào mật ong rừng cũng có màu vàng nhạt, mà tùy từng thời gian khai thác, từng khu rừng (có các loại hoa khác nhau) mà có màu sắc khác nhau, tùy biến từ vàng chanh, vàng sậm, đen.

Mật ong rừng có để được lâu không?

Thưa quý ông bà và anh chị em! Mật ong rừng không thể để được lâu, thậm chí còn nhanh bị hỏng, chua, thối nhanh hơn so với mật ong nuôi. Vì sao ư? Vì khi khai thác và vắt sáp ong rừng dù có cẩn thận đến mấy cũng bị lẫn 1 ít nhộng non và phấn hoa vào mật, đây là các tác nhân gây  cho mật nhanh lên men, chua và nhanh hỏng hơn so với mật ong nuôi (Đối với Mật Ong Nuôi khi khai thác, sử dụng máy quay li tâm, để tách bỏ mật ra khỏi sáp, nên hầu như không bị ảnh hưởng bởi phấn hoa & nhộng ong non)

Còn lý do tại sao mật cuối mùa lại để được lâu hơn mật đầu & giữa mùa. Bởi vì mật cuối mùa, khi đàn ong đã sinh đàn song, nhộng ong đã thành ong thợ nên không còn nhộng non. Và phấn hoa khi này đã được ong ăn hết, hầu như khi khai thác ít bị dính.

Thời gian bảo quản mật rừng không nên quá lâu, chỉ nên tối đa 2 năm đối với mật đầu & giữa mùa (vàng canh, vàng cam) hoặc 3 năm đối với mật cuối mùa (màu đen sậm).

Mật ong rừng có bị đóng đường?

CÓ: Hầu hết mật ong rừng đều bị đóng đường, đặc biệt là mật được khai thác từ tháng 3 đến tháng 5 càng dễ đóng đường khi gặp thời tiết lạnh.

KHÔNG HẲN: Đối với mật ong rừng cuối mùa, tức là những tổ ong già, ong đã ăn gần hết mật, chỉ còn sót lại 1 ít, hoặc mật khai thác cuối mùa tháng 6. Mật có màu đen sậm, mùi hơi hắc thì rất khó bị đóng đường (kết tinh), rất khó chứ không phải không thể. Khi gặp thời tiết quá lạnh, hoặc để lâu từ 2 đến 3 năm, mật ong rừng cuối mùa vẫn bị kết tinh, đóng đường bình thường.

Nhiều người khi thấy mật ong bị đóng đường thì cho rằng đó là mật giả, mật kém chất lượng. Sự thật là bạn đã nhầm rồi đấy! mật đóng đường (kết tinh) ở dưới đáy chai là dấu hiệu của mật ong rừng chất lượng.

Vì sao mật ong bị đóng đường? Dung dịch nước đường 70% khi để ở 20 độ sẽ xuất hiện các hạt kết tinh ở đáy chai. Trong thành phần của mật ong có nước, có đường. Xét về thành phần hóa học, nói một cách đơn giản mật ong thực chất chính là dung dịch đường đặc hơn nhiều hàm lượng đường từ 75-80% cho nên nó rất dễ dàng bị kết tinh. 

Đặc biệt hàm lượng đường glucozơ có trong mật ong (khoảng 35-40%) nó bị tách nước và tạo thành dạng tinh thể hay còn gọi là mầm kết tinh, làm cho mật lỏng chuyển dần sang dạng huyền phù rồi dạng hạt. Vì vậy mật ong nào có hàm lượng đường glucozơ càng cao thì càng dễ kết tinh. Ngoài ra ở những lô mật không được lọc sạch các hạt phấn hoa, hạt sáp vụn, bụi, bọt nhỏ cũng có tác dụng như là mầm kết tinh kích thích mật ong kết tinh nhanh.

Tóm lại: Mật ong đóng đường (kết tinh) là phản ứng hóa học tự nhiên của mật, quý anh chị đừng lo lắng khi thấy mật bị đóng đường, bởi mật ong bị đóng đường là dấu hiệu của mật ong tốt.

Mật ong nào không bị kết tinh?

Những loại mật ong không kết tinh hoặc chậm kết tinh là do hàm lượng đường Fructose có trong mật cao. Những loại mật ong này thường có độ ngọt hơn. Vì độ ngọt của đường Fructose là cao nhất (độ ngọt của saccarozơ – Sucrose) bằng 1, của Glucose là 0,6 còn của Fructose là 1,5).

Những loại mật không bị kết tinh có thể kể đến như mật ong hoa nhãn, mật ong hoa vải, mật ong hoa tràm….Và Mật Ong đã qua xử lý công nghiệp không thể kết tinh. 

 LOẠI MẬT ONG  KHẢ NĂNG KẾT TINH
 Mật ong rừng (đầu và giữa mùa)  Có kết tinh
 Mật ong rừng (cuối mùa)  Rất khó kết tinh
 Mật ong hoa cúc quỳ  Có kết tinh
 Mật ong hoa bạc hà  Có kết tinh
 Mật ong hoa cao su  Có kết tinh
 Mật ong hoa tràm  Không kết tinh
 Mật ong hoa nhãn   Không kết tinh
 Mật ong hoa vải  Không kết tinh
   

  Bảng thống kê những loại mật ong đóng đường và không đóng đường

Mật ong rừng khác mật ong nuôi chỗ nào?

– Mật ong rừng tạo khí Gas và bọt dữ dội (đặc biệt khi thời tiết nóng). Vặn kín nút chai mật, để vài ngày. Nếu là mật ong rừng thì phấn hoa trong mật sẽ lên men, tạo gas. Khi mở nút chai mật theo bọt trào ra khỏi miệng chai, như khui lon nước ngọt có gas.

– Mật ong rừng thường rất mềm không có sạn. Nếm vào mùi thơm nồng rất khác biệt, rất khé cổ khi nếm thử, không có vị gắt như đường.

– Thông thường sẽ có 1 lớp váng phấn hóa bám lên miệng chai/bình (thông thường chứ không phải 100%).

Với phương châm xây dựng thương hiệu mật ong rừng nguyên chất vượt trội trên thị trường, Mật Ong Rừng Hương Sơn.Com cam kết mang đến cho quý khách hàng những sản phẩm chất lượng, uy tín.

Xin lưu ý:

Để đảm bảo chất lượng, tôi không phân phối hàng cho bất kỳ đại lý, cá nhân nào.

Quý anh chị liên hệ với tôi qua số điện thoại duy nhất là 0907 807 643 – 097 9763 555(Trung Úy)

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Đ/C: Sơn Kim – Hương Sơn – Hà Tĩnh

ĐT: 0907 807 643 – 0979763555 (Trung Úy)

Email: matongrunghuongson@gmail.com

Website: www.huongsongreen.com

Trung Úy 

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here